Toplist Những Món Ăn Ngon Nhất Việt Nam


Hiện nay, bánh mì được làm sẵn tại các lò với đủ vị, đủ màu sắc và hình dáng khác nhau. Với những người ưa ngọt có các loại bánh ngọt, bánh kem, bánh mì nhân đậu xanh, nhân khoai môn, nhân đậu xanh dừa...còn với các bạn không ưa ngọt đã có bánh mì mặn, bánh mì gối...

2. PHỞ

Phở là món ăn đã có từ rất lâu đời, có thể cũng không ai biết chính xác được món ăn này chính xác có mặt từ bao giờ. Song, chỉ biết ngày nay, Phở đã có mặt ở khắp mọi nơi, từ những quán ăn nhỏ ven đường đến những nhà hàng, khách sạn lớn, sang trọng.


Dẫu vậy, muốn thưởng thức Phở đậm chất Việt nhất phải kể đến vùng Nam Định và đặc biệt là Hà Nội, nơi những con phố cổ, ở những hàng Phở mà bí quyết nấu đã được truyền lại, lưu giữ và phát huy qua rất nhiều thế hệ. Nhắc đến phở hẳn phải nói đến phở Hà Nội bởi nước dùng thanh nhã và vị ngon tuyệt vời, thưởng thức phở Hà Nội vào mùa đông thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn nữa. Phở Sài Gòn thì cho nhiều rau tươi hơn và có đN 63;c trưng vùng miền.

3. GỎI CUỐN

Gỏi cuốn là món ăn được ưa thích ở Nam Bộ, một món ăn ngon, bổ, rẻ, dễ thưởng thức và thực hiện. Chẳng tốn nhiều thời gian, chẳng cần một nơi sang trọng, chẳng phải tốn công tìm kiếm hay đắn đo về giá cả bạn đều có thể thưởng thức được món gỏi cuốn hấp dẫn.

Gỏi cuốn vừa dùng làm thức ăn nhẹ, mà ăn no cũng không sợ ngấy. Các cuốn gỏi được cuốn khéo léo phô bày được những nguyên liệu màu sắc bên trong như màu đỏ của tôm, màu hồng nhạt của thịt, màu xanh của rau, màu trắng của bún. Trông thật hấp dẫn phải không nào!

Bánh xèo là món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Hầu như miền nào cũng có bánh xèo, tuy nhiên mỗi miền có cách chế biến đặc trưng khác nhau. Trong số đó, bánh xèo miền Tây được xem là món ăn đặc sắc mang đậm cái hồn của quê hương. Từ nguyên liệu đến cách chế biến đều toát lên mùi sông nước thân thương, bình dị.

Bánh xèo ngon nhất là ở miền Nam và miền Trung. Vị giòn của vỏ bánh, béo ngậy của nhân tôm và thịt say quyện với rau và bánh tráng, thêm một chút nước chấm đậm đà, chắc hẳn sẽ hấp dẫn bạn ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.

Nếu như bánh xèo miền Trung có kích thước bé bé xinh xinh vừa ăn thì bánh xèo miền Tây lại thuộc hàng... ngoại cỡ. Không đổ trong khuôn nhỏ như ở miền Trung, người miền Tây đổ bánh trong chảo lớn. Khi ra thành phẩm, cái bánh to gần bằng chiếc mâm, vì vậy mà người ta hay gấp đôi lại khi đem ra khỏi chảo. Chỉ cần ăn một hai cái là đã cảm thấy no nê rồi.

5. CƠM TẤM

Cơm tấm từ lâu đã trở thành món ăn phổ biến trên khắp các đường phố Việt Nam. Cho dù bạn đang ở Hà Nội hay Sài Gòn, ở Đà Nẵng, Huế hay miền Tây thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm ngay một quán cơm tấm ngon lót dạ.

Đặc biệt, giờ đây món cơm tấm không chỉ nổi tiếng và được ưa chuộng bởi người Việt Nam mà ngay cả các du khách nước ngoài khi đến đây du lịch cũng có không ít người "mê mẩn" món ăn ngon no bụng này.

6. BÁNH CUỐN

Bánh cuốn là món ăn nhẹ, dễ ăn, dễ tiêu hoá bánh cuốn được sử dụng làm món ăn sáng phổ biến ở mọi nơi. Bánh cuốn Hà Nội là thức ăn sáng ngon, nhẹ cho những người dân Hà Thành.


7. BÚN CHẢ

Nhiều cây bút ẩm thực cho rằng, cái tinh tế mà bún chả có thể khiến du khách nước ngoài mê mẩn, đó là nét văn hóa "vừa đủ" trong phần ăn truyền thống. Vừa đủ thịt - không quá nạc hay quá mỡ, vừa đủ rau, nước mắm và bún để bạn có thể thưởng thức bữa ăn.

Ở Hà Nội, không khó để tìm một quán bún chả, trong đó có một số nơi quen thuộc như Đắc Kim phố Hàng Mành, Sinh Từ ở Nguyễn Khuyến, Hương Liên ở Lê Văn Hưu, Thúy ở ngõ Phất Lộc, Duy Diễm ở Ngọc Khánh... Cùng với phở, bánh mì và nhiều món ăn truyền thống nổi danh khác, bún chả đang được thế giới nhắc đến như một đại diện của ẩm thực Việt Nam.

8. HỦ TIẾU

Hủ tiếu là món do người Việt chế biến thêm tôm, cá được bán đầu tiên ở Nam Vang (là tên phiên âm của Phnôm Pênh), nguyên liệu chính là hủ tiếu dai, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng và cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo.

Đây được xem là món ăn ngon, sau này được phổ biến thay vì hủ tiếu chỉ với xương thịt truyền thống. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực... nhưng nhất thiết phải có thịt bằm.

Hủ tiếu có lẽ là cái tên lạ với người dân miền bắc vì hủ tiếu là đặc sản miền Nam, với vị cay nồng thơm ngon khiến ta vừa ăn vừa xuýt xoa. Hủ tiếu có nhiều loại như hủ tiếu viên bò, hủ tiếu thập cẩm... Nhiều thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho...

9. CHÈ

Chè từ lâu vốn là món ăn vặt quen thuộc của người dân Việt Nam. Xưa, những món chè đơn giản chỉ là chè sen, chè đỗ đen, đỗ xanh giải nhiệt những trưa hè oi bức. Ngoài ra, xôi chè, chè trôi tàu nóng hổi cũng là thức uống ngon tuyệt cho một chiều đông lạnh.




Trải qua hàng chục năm, thức quà vặt khi xưa giờ đã đa dạng hơn với nhiều loại chè khác nhau. Chè truyền thống lui về một chỗ yên lặng nhưng không mờ nhạt. Những quán chè hàng chục năm tuổi vẫn mang đậm hương vị chè xưa với nguyên liệu cũ không hề thay đổi, mang nét riêng và không lẫn tạp với bất kỳ loại chè nào.

Nhắc đến ẩm thực miền Trung thì không thể loại bún bò Huế ra khỏi danh sách. Hương vị đặc trưng của vùng đất cố đô bún bò Huế không những chinh phục thực khách khắp cả nước mà còn làm bao khách Tây ngẩn ngơ, thương nhớ.

Sự kết hợp giữa nước hầm xương ngọt tự nhiên, thịt móng giò dai mềm, chả Huế với rau thơm đủ loại, món hủ tiếu hoàn toàn đủ sức chinh phục những thực khách trong nước cũng như nước ngoài.

11. BÁNH KHỌT

Loại bánh này thể hiện rất rõ sự biến đổi mỹ vị của bánh trái Việt Nam: các thành phần thơm ngon giống nhau nhưng sự khác biệt nằm ở kích cỡ. Từng miếng nhỏ bánh khọt có thể làm cho bạn tham lam muốn ăn nhiều thêm mặc dù vị giác thì đã dậy lên đủ mọi hương vị..

Lớp vỏ giòn làm từ bột gạo trộn nước cốt dừa, với nhân gồm tôm tươi, đậu xanh, hành lá và một ít tôm khô hoặc ruốc tôm phía trên.

12. CAO LẦU

Món Cao lầu được người Hoa du nhập sang Việt Nam từ thế kỷ 17, Cao lầu không phải là món bún cũng chẳng phải là phở mà được xem là món trộn nổi tiếng ở Hội An. Cao lầu là món ăn gồm sợi mì vàng ươm ăn kèm với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Món Cao lầu này giống mì Quảng được ăn với rất ít nước dùng.

Sợi mì được cán dày gần giống mì Udon của Nhật Bản, há cảo giòn và thịt lợn chế biến gần giống như của Trung Quốc. Nước dùng trong và thơm. Món này ăn kèm với rau thơm thì đúng kiểu Việt Nam. Điểm đặc biệt làm nên độ ngon của món ăn này là nước được lấy từ giếng Bá Lễ, một cái giếng cổ ở Hội An.

Next Post Previous Post