Rau Sam Kị Với Gì? Có Tác Dụng Như Thế Nào Trong Cuộc Sống?

Rau sam là một loại rau quen thuộc trong vườn nhà và cũng là loại thuốc quý trong Đông y. Rau sam có công dụng trị bệnh về đường tiêu hóa, phát ban, nổi ngứa ….

Rau sam còn được gọi bằng cái tên khác là mã xỉ thái, trường thọ thái, thuộc họ rau sam Portulacaceae. Bạn có thể dễ dàng nhận biết cây rau sam nhờ những đặc điểm sau:

–         Cây mọc sát dưới đất, thân mọng nước, màu đỏ tía, trơn nhẵn.

–         Thân cây thường cao từ 10 – 30cm.

–         Lá rau sam có màu xanh, hình bầu dục, xung quanh có viền màu đỏ tía.

–         Lá không có cuống, trơn bóng và mọc thành chùm trên thân cây.

–         Lá sam thường nhỏ, chỉ dài tối đa khoảng 2cm, rộng 14mm.

–         Hoa rau sam màu vàng tươi, mọc trên cành, không có cuống, màu vàng, bên trong có hạt màu đen.

–         Hoa rau sam thường nở trong 1 vài giờ.

–         Rễ rau sam mọc thành chùm.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rau sam có chứa 44 hợp chất như: acid folic, nhóm vitamin A, B, C, Choline, Canxi, Sắt, Flacvonoid, Saponin, Kali, Magie, Natri….

Theo Đông y, rau sam là vị thuốc có tính hàn, vị đằng giúp thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, rau sam còn có công dụng:

–         Hỗ trợ hệ tiêu hóa, trị bệnh trướng bụng, đầy hơi. 

–         Giúp kháng khuẩn, làm lành vết thương.

–         Thanh nhiệt, giải độc tố, giảm phát ban, mụn nhọt.

–         Cây rau sam phơi khô còn được dùng làm vị thuốc có tác dụng trị bệnh kiết lị, ung thư trực tràng.

–         Rau sam trị giun kim, giun sán ở người lớn và trẻ nhỏ.

–         Trị viêm nhiễm đường tiết niệu.

–         Bài thuốc trị bệnh đầy hơi, trướng bụng: Bạn dùng 150g rau sam tươi rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi. Bạn lấy nước vo gạo nếp đổ vào nồi nấu canh cùng rau sam. Mỗi ngày uống 2 lần sẽ khỏi.  

–         Trị bệnh trĩ: Bạn dùng rau sam tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi rồi đem xông rửa hậu môn mỗi ngày.

–         Rau sam trị giun kim: Bạn dùng khoảng 300g rau sam, giã nát rồi lọc lấy nước cốt. Sau đó, bạn cho thêm muối biển vào nước cốt rồi uống khi đói. Mỗi ngày dùng 2 lần sáng và tối, duy trì uống 3 ngày sẽ có hiệu quả.

–         Trị kiết lỵ ra máu: Bạn đem 200g rau sam rửa sạch, thái nhỏ. Tiếp tục bạn nấu cháo gạo nếp cho nhừ rồi đổ rau sam vào nồi, đun thêm đến khi chín. Ăn khi đói, mỗi ngày 2 lần sáng và tối.

–         Trị sốt phát ban gây nổi mẩn: Bạn dùng 200g rau sam tươi, giã lấy nước cốt uống còn bã đắp lên các vết mẩn đỏ.

–         Trị chứng ho gà: Bạn dùng 100g rau sam tươi đun với 200ml rồi cho thêm 30g đường phèn. Uống liên tục trong vòng 3 ngày sẽ khỏi.

–         Trị ngứa âm đạo: Bạn dùng 150g cây rau sam phơi khô đem nấu với nước sôi. Sau đó dùng để ngâm và rửa âm đạo sẽ giảm viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

–         Trị đau nhức răng: Bạn dùng 30g rau sam rửa sạch, giã nát lấy nước cốt. Mỗi khi đau răng chỉ cần ngậm ram sam giã nát là sẽ giảm tình trạng đau.

–         Rau sam chữa chân tay miệng: Bạn lấy rau sam tươi đun thành nước đặc rồi để nguội cho bé uống. Hoặc bạn dùng nước rau sam chấm vào các nốt chân, tay, miệng của bé.

Bạn đang băn khoăn không biết rau sam có ăn được không, ăn rau sam nhiều có tốt không thì đây là câu trả lời dành cho bạn. Rau sam có thể được dùng làm rau ăn hàng ngày rất tốt cho cơ thể. Bạn có thể dùng rau sam làm các món ngon như:

Bạn hãy chuẩn bị: 250g rau sam, 150g tôm đã lột vỏ, gia vị vừa đủ.

Cách làm:

–         Bước 1: Bạn rửa sạch rau sam, sơ chế tôm.

–         Bước 2: Bạn chuẩn bị một nồi nước đun sôi, cho tôm vào trước sau đó cho rau sam vào đun khoảng 5 phút.

–         Bước 3: Bạn cho gia vị vào và tắt bếp.

Bạn hãy chuẩn bị: 300g rau sam, 250g cua, gia vị đủ dùng.

Cách làm:

–         Bước 1: Bạn hái rau, rửa sạch để ráo nước. Cua bạn đem rửa sạch, lột vỏ, giã chắt lấy nước cốt.

–         Bước 2: Bạn đem đun gạch cua trước, sau đó mới bỏ rau sam vào, đến khi chín thì cho gia vị đủ dùng.

Rau sam có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, khi dùng rau sam nấu ăn tuyệt đối không dùng chung với thịt ba ba, rùa, trứng vịt lộn.

–         Phụ nữ đang cho con bú.

–         Không dùng rau sam cho người bị tiêu chảy, lạnh bụng.

–         Những người có tiền sử bị bệnh thận, sỏi thận không dùng rau sam.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp rất nhiều thắc mắc về . Mong rằng bạn đã có thêm nhiều hiểu biết để ứng dụng giá trị dinh dưỡng và trị bệnh của rau sam đúng cách. 

Next Post Previous Post