Bổ Máu Cho Người Thiếu Máu

là tình trạng số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu ngoại vi giảm xuống dưới mức bình thường làm cho cơ thể bị thiếu oxy để cung cấp cho các tế bào. Những người thiếu máu nhẹ thì hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung, nặng thì choáng, da nhợt nhạt, khó thở thậm chí tử vong.

Thiếu máu do 4 nguyên nhân chính gây ra: Do thiếu chất dinh dưỡng, do hồng cầu bị tiêu hủy sớm hơn bình thường, do tủy xương có vấn đề và do cơ thể bị xuất huyết ở vị trí nào đó. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân mà người bệnh có thể chủ động khắc phục. Một chế độ ăn giàu Sắt, vitamin sẽ điều cần thiết.

Vậy những thực phẩm nào chứa nhiều Sắt, vitamin? Nên chế biến như thế nào để tốt cho người thiếu máu?

Một số nhóm thực phẩm giúp bổ máu có thể kể đến bao gồm:

  • Gan, thịt bò và các loại thịt gia súc gia cầm khác.
  • Hải sản, trứng
  • Các loại rau màu xanh đậm và nhiều lá, các loại đậu, hạt ngũ cốc.

Đây đều là các thực phẩm có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin hay những thành phần giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt và các chất dinh dưỡng.

Gan là một trong những thực phẩm bổ máu cho người thiếu máu. Đây là một cơ quan nội tạng có chứa hàm lượng sắt cũng như các chất dinh dưỡng khác cao nhất. Tuy nhiên đấy là gan của một con vật khỏe mạnh.

Ngược lại, nếu một con vật nhiễm bệnh và không khỏe mạnh thì gan lại là nơi chứa nhiều độc tố nhất. Đấy cũng là lý do vì sao nhiều người thường né tránh ăn nội tạng nói chung hay gan nói riêng.

Những loại hải sản có chứa hàm lượng sắt cao nhất là những loại có vỏ như tôm, sò, ngao, trai... .Ngoài ra, hầu hết các loại cá đều có chứa một lượng sắt nhất định. Một số loại cá có hàm lượng sắt cao bao gồm cá mòi, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, cá rô...

Một số món ăn bổ máu từ hải sản như: Bí ngòi hấp tôm, canh chua nấu ngao, sò điệp xào măng tây

1.3. Thịt gia súc và gia cầm

Tất cả các loại thịt gia súc và gia cầm đều có chứa sắt, trong đó hàm lượng cao nhất là thịt đỏ, thịt cừu và thịt nai. Hàm lượng sắt có trong thịt gia cầm thấp hơn các loại thịt còn lại. Một mẹo nhỏ cho những người thiếu máu là nếu bạn ăn thịt kèm với các loại rau xanh lá sẽ giúp tăng khả năng hấp thu sắt hơn bình thường.

Khi nhắc đến những thực phẩm bổ máu cho người thiếu máu không thể không nhắc đến trứng. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể một lượng đạm có giá trị dinh dưỡng cao trứng còn cung cấp một lượng dồi dào các chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình tạo máu như sắt, vitamin, acid folic...

Đậu không chỉ là một nguồn cung cấp sắt tốt cho cơ thể mà còn là nguồn cung sắt với chi phí rẻ nhất. Bạn có thể dễ dàng bổ sung thêm sắt với các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu hà lan...

Các loại hạt ngũ cốc trước giờ vẫn luôn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mà đặc biệt là sắt, bởi vậy mà nhiều mẹ bầu khi mang thai vẫn thường bổ sung thêm các hạt ngũ cốc giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Một số loại hạt ngũ cốc có chứa nhiều sắt gồm hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt điều, hạt thông...

Cùng với gan và thịt bò thì rau xanh nhiều lá là một trong những nguồn cung cấp sắt tốt nhất cho cơ thể. Ví dụ như cải cầu vồng, có chứa nhiều folate giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu folate. Hay một số loại rau nhiều sắt khác như rau chân vịt, cải xoăn, rau bồ công anh...

Một lời khuyên nữa là chúng ta nên ăn kèm những rau trên cùng với những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như trái cây họ cam quýt, dâu tây hay ớt đỏ...bởi vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

Tuy nhiên những loại rau này lại có một điểm yếu là chúng chứa hàm lượng oxalat khá cao - oxalat làm ngăn cản cơ thể hấp thu non heme (là một trong 2 loại sắt của cơ thể).

1.8. Thực phẩm tăng cường sắt

Ngoài 7 nhóm thực phẩm trên thì bạn cũng nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm khác như nước cam chanh, mỳ ống, gạo trắng, thực phẩm làm từ bột ngô, ngũ cốc ăn liền...

Trong quá trình xây dựng thực đơn bạn nên lưu ý không nên ăn các thực phẩm trên cùng với những thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, phô mai, sữa chua... . Bởi khi đó canxi sẽ cạnh tranh với sắt và làm giảm sự hấp thu sắt của cơ thể.

2. Món ăn bổ máu cho người thiếu máu

2.1. Bông cải xào với gan heo

Cả gan heo và bông cải hay còn gọi là súp lơ xanh đều là những thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao và chất lượng sắt tốt cho cơ thể. Sự kết hợp giữa 2 loại thực phẩm này sẽ càng làm tăng khả năng hấp thu sắt tốt hơn.

Cách làm:

  • Gan heo cắt miếng vừa ăn và chần tái qua nước ấm rồi ướp với hạt nêm và 1 chút tiêu.
  • Bông cải cắt vừa ăn, ngâm với nước muối loãng cho sạch, vớt ra để ráo và chần qua nước sôi.
  • Phi thơm tỏi với dầu ăn rồi cho gan và bông cải vào xào, cho thêm dầu hào, nước mắm, gia vị vừa ăn.
  • Khi gan và bông cải chín thì cho cần tỏi tây vào đảo qua rồi tắt bếp cho thêm ít hạt tiêu vào và ăn nóng.

Cá mòi không chỉ là nguồn cung cấp sắt chất lượng mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác, đặc biệt có vitamin B12 và omega 3.

Cách làm:

  • Luộc chín mỳ rồi rửa qua với nước lạnh và trộn đều mỳ với một chút dầu oliu.
  • Cá mòi hộp đem dằm thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi đun nóng, cho thêm ít tiêu và rau thơm tùy thích.
  • Trộn đều mỳ với cá rồi cho ra đĩa ăn nóng.

Tùy thuộc vào sở thích ăn của mỗi gia đình mà chọn các loại rau làm salad khác nhau. Tuy nhiên để các chất dinh dưỡng có trong hạt điều được hấp thu tốt nhất thì bạn nên cho thêm một chút nước cốt chanh nhằm tăng cường vitamin C - làm chất dẫn để cơ thể hấp thu sắt tốt nhất.

Là một món ăn dân dã, quen thuộc nhưng có tác dụng bổ máu cho người thiếu máu rất tốt. Cách chế biến tùy thuộc vào sở thích mỗi người nhưng nhìn chung cũng khá đơn giản và nguyên liệu lại rẻ tiền dễ mua.

Thịt bò là một trong những thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao nhất nên đây là món ăn mà hầu như mọi bệnh nhân thiếu máu đều không nên bỏ qua. Cách chế biến món ăn cũng đơn giản và khá nhanh nên rất tiện lợi nhất là cho các bà mẹ bận rộn.

Cách làm:

  • Thịt bò thái mỏng ướp với gừng, tỏi, dầu ăn, hạt nêm, 1 chút tiêu.
  • Phi thơm gừng tỏi với dầu ăn rồi cho thịt bò vào xào nhanh tay trên lửa to.
  • Thịt vừa chín tới thì cho cần tây vào đảo nhanh tay và tắt bếp. Không nên xào quá lâu sẽ khiến thịt dai và mất độ ngọt.

Không chỉ là món ăn giúp cơ thể bổ sung thêm nhiều sắt mà trong đậu xanh còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể như vitamin và các loại khoáng chất. Để món ăn bổ dưỡng hơn, bạn có thể nấu cháo đỗ xanh cùng với các nguyên liệu khác nữa như thịt bằm, chim câu, hạt sen... .

3.1. Chế độ ăn bổ máu cho người thiếu máu

Một chế độ ăn khoa học giúp bổ máu phải đảm bảo có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Chế độ ăn uống phải giàu chất đạm.
  • Tăng lượng thực phẩm cung cấp chất sắt.
  • Tăng cường cung cấp vitamin C: giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn.
  • Tăng cung cấp vitamin B12: nhằm hạn chế việc thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.
  • Tăng cung cấp axit folic nhằm hạn chế thiếu máu.

Bên cạnh đó, những người thiếu máu cũng nên lưu ý:

  • Không nên uống cà phê hoặc trà khi ăn: sẽ làm giảm hiệu quả hấp thu sắt.
  • Không nên uống nước coca trong lúc ăn vì phosphat có trong nước coca sẽ làm giảm hấp thu sắt.
  • Lựa chọn và cân nhắc kỹ khi sử dụng các loại đậu vì trong một số loại đậu gây trở ngại cho hấp thụ sắt.
  • Không nên ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi vì canxi liên kết với sắt sẽ làm giảm hấp thu sắt.

Cháo đỗ xanh thịt băm

Bột ngũ cốc dinh dưỡng

Tôm rim mặn ngọt.Rau bồ công anh ăn sống.

Canh rau cải nấu ngao.

Nước cam vắt

Gan heo xào cần tỏi.Canh trứng đậu hũ.

Rau cải luộc.

Bánh bột ngô chiên

Chè đỗ đen

Cá ngừ kho nước dừa.Đậu hà lan luộc.

Bột ngũ cốc dinh dưỡng

Thịt heo kho trứng.Đậu phụ rán.

Canh trai nấu bí xanh.

Mỳ ống sốt cá mòi

Cháo chim câu hầm đỗ xanh

Ngao và sò hấp.Canh rau ngót thịt bằm.

Chim cút quay.

Chè đỗ xanh

Thịt heo luộc.Rau cải xào nấm hương.

Canh nấm kim chi nấu thịt bò.

Chè các loại đỗ.

Nước chanh đường và hạt bí ngô.

Nộm bắp bò rau thơm.Salad trộn hạt điều.

Hạt ngũ cốc mix các loại

Thịt gà rang gừng.Canh cải cầu vồng nấu cua.

Cháo cá hồi

Cam ngọt

Thịt bò xào cần tỏi.Súp lơ xanh luộc chấm mắm.

Bánh bột bắp rán.

Salad cá hồi trộn rau củ.Trứng luộc.

Rau cải luộc.

Mỳ sợi nấu thịt bò bằm.

Bột ngũ cốc dinh dưỡng

Cá rô sốt cà chúng tôi luộc thập cẩm.

Cháo cá ngừ hạt sen.

Canh gà hầm nấm.Rau chân vịt xào tỏi.

4. Thực phẩm chức năng bổ máu cho người thiếu máu

Chỉ một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý không thôi thì chưa đủ để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và tái tạo lại lượng máu cần thiết, bởi lượng chất dinh dưỡng hấp thu được qua thức ăn cũng chỉ có hạn.

Lựa chọn tốt nhất cho các bệnh nhân thiếu máu lúc này là các thực phẩm chức năng chuyên trị cho người thiếu máu. Giúp bổ máu, cải thiện tuần hoàn, bổ sung sắt, acid folic, vitamin các loại. Mà đặc biệt là vitamin B12 hay các loại vitamin giúp hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn như vitamin C...

Một số loại thực phẩm chức năng có thể kể đến trên thị trường bao gồm như:

  • Các sản phẩm có thành phần chính được chiết xuất từ cây bạch quả (một loại cây không chỉ tốt cho hệ tuần hoàn mà thậm chí còn giúp cơ thể chống lão hóa rất tốt) như Blackmores Ginkgoforte, Super Ginkgo Solgar, Megabrain Ginkgo Biloba... .
  • Các sản phẩm với nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho hệ tuần hoàn và tốt cho khả năng tạo máu của cơ thể như Brain Fuel Plus.
  • Các sản phẩm bổ huyết đặc thù khác như sản phẩm được chiết xuất từ nhung hươu - Viên uống nhung hươu của Dược phẩm Trung Ương 3. Tác dụng chính của sản phẩm:
    • Hỗ trợ bổ máu cho người thiếu máu.
    • Giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt.
    • Hạn chế lão hóa.

Truy cập website để biết thêm thông tin chi tiết sản phẩm

Như vậy, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cũng như cơ địa của từng người mà bổ sung lượng sắt cũng như các thành phần dinh dưỡng giúp bổ máu khác cho hợp lý. Tránh việc quá thừa hay thiếu một chất nào đó.

Bên cạnh đó, bạn có thể căn cứ thêm vào bảng khuyến nghị nhu cầu sắt cho cơ thể tùy thuộc từng độ tuổi và khả năng hấp thu của mỗi người để bổ sung sắt một cách vừa đủ cho cơ thể như:

  • Với các bé từ 0-5 tháng tuổi là: 0,93 mg/ngày.
  • Các bé 11 tuổi: giao động từ 7-11,3 mg/ngày.
  • Người trưởng thành từ 15-50 tuổi giao động từ 7,9-19,8 mg/ngày.
  • Người già từ 50-70 tuổi là 6,7-11,9 mg/ngày.

Ngoài việc sử dụng các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày để . Bạn nên bổ sung thêm TPCN kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Next Post Previous Post